Ảnh hưởng Núi lửa

Biểu đồ bức xạ mặt trời 1958–2008, cho thấy bức xạ giảm sau các vụ phun trào lớn

Có nhiều loại phun trào núi lửa và tương ứng với đó là các mối nguy hiểm với con người, như vụ nổ phun trào, lở đất, lahar, dòng chảy pyroclastic, khí núi lửa.

Khí núi lửa

Sơ đồ sự phun trào các khí và aerosol từ núi lửa

Hơi nước thường là khí núi lửa phổ biến nhất, theo sau là cacbon điôxítlưu huỳnh điôxít.[33] Những khí núi lửa thường gặp khác bao gồm hidro sulfua, hidro clorua, và hidro florua. Một lượng lớn các khí hidro, cacbon monoxit, halocacbon, hợp chất hữu cơ, và muối clorua kim loại cũng tồn tại trong khí núi lửa.

Mùa đông núi lửa

Những vụ phun trào núi lửa lớn phun hơi nước (H2O), cacbon dioxit (CO2), lưu huỳnh dioxit (SO2), hidro clorua (HCl), hidro florua (HF) và tro (đá mịn và đá bọt) vào tầng bình lưu ở độ cao 16–32 kilomét trên bề mặt Trái Đất. Tác động lớn nhất của chúng đến từ việc chuyển đổi lưu huỳnh dioxít thành axít sulfuric (H2SO4), ngưng tụ nhanh trong tầng bình lưu, tạo thành aerosol sulfat.[34] Những aerosol này làm tăng suất phản chiếu của Trái Đất và làm lạnh đi tầng khí quyển thấp, trong khi hấp thụ nhiệt từ bề mặt và làm ấm tầng bình lưu.[35] Một vài vụ phun trào núi lửa lớn trong thập niên qua đã làm nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất giảm đến 0,4 độ C.[36]

Lịch sử

Một số giả thiết cho rằng hoạt động núi lửa đã gây ra hoặc góp phần vào các sự kiện tuyệt chủng cuối Ordovic, Permi-Trias, Devonian muộn. Sự kiện phun trào hình thành nên bẫy Siberia diễn ra trong một triệu năm và nhiều khả năng đã gây ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–kỷ Trias khoảng 250 triệu năm trước,[37] được ước tính là đã giết đến 90% số loài khi đó.[38]

Một mùa đông núi lửa được cho là đã xảy ra khoảng 70,000 năm về trước sau vụ phun trào của siêu núi lửa Toba trên Đảo Sumatra ở Indonesia.[39] Theo thuyết thảm họa Toba được một số nhà nhân chủng và khảo cổ học đề xướng, sự kiện này đã có ảnh hưởng toàn cầu,[40] giết chết phần lớn con người thời điểm đó và tạo ra một cổ chai di truyền ảnh hưởng đến sự di truyền của tất cả con người ngày nay.[41]

Vụ phun trào năm 1815 của Núi Tambora tạo nên sự bất thường trong khí hậu toàn cầu và được gọi là "Năm không có mùa hè" do ảnh hưởng đến thời tiết Bắc Mỹ và châu Âu.[42] Thu hoạch mùa vụ giảm sút và gia súc chết hàng loạt ở bán cầu Bắc, dẫn đến một trong những nạn đói tồi tệ nhất thế kỷ 19.[43]

Mưa axit

Cột khói bốc lên từ Eyjafjallajökull ngày 17 tháng 4 năm 2010

Aerosol sunfat dẫn đến những phản ứng hóa học phức tạp trên bề mặt làm thay đổi thaành phần clo và nitơ trong tầng bình lưu. Khi aerosol tăng về số lượng và đông lại, chúng rơi xuống phần trên tầng đối lưu và hình thành mây ti và thay đổi cân bằng bức xạ của Trái Đất. Hầu hết hidro clorua (HCl) và hidro florua (HF) tan trong giọt nước và rơi xuống đất tạo thành mưa axit.[44] Một ví dụ tiêu biểu là núi lửa MasayaNicaragua, nơi liên tục phun ra khí lưu huỳnh dioxit, gây ra mưa axit ở những vùng cách xa hàng trăm kilomét.[45]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi lửa http://gsc.nrcan.gc.ca/volcanoes/erupt_e.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/632130 http://www.discovery.com/convergence/supervolcano/... http://news.nationalgeographic.com/news/2010/02/10... http://www.volcanodiscovery.com/558.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1979LPI....10.1370W http://adsabs.harvard.edu/abs/1991Geo....19..200C http://adsabs.harvard.edu/abs/1995JGR...100.8417G http://adsabs.harvard.edu/abs/2004QJRMS.130.2361M http://adsabs.harvard.edu/abs/2005JVGR..143..133S